“Lạy Thiên Chúa, giữa nơi Đền thánh, chúng con hồi tưởng lại tình Chúa yêu thương”

(Tv 48,10)

 60 NĂM Giáo xứ Gia Nghĩa Hình thành và Phát triển

A. GIAI ĐON PHÔI THAI.

Hạt giống Tin Mừng đã được gieo vãi trên đất cao nguyên M’Nông bằng nhiều cách thế khác nhau ngay trong thời kỳ bách hại đạo gắt gao của các Vương triều nhà Nguyễn. Người bản địa đã bước theo ánh sáng Đức Kitô rồi dần dần hình thành các cộng đoàn dân Chúa giữa đại ngàn. Năm 1952 Cha Bien Coty và Cha Jean Moriseau đến vùng Bon Jơring rồi vượt sông Đồng Nai đến Đăk Plao (Nay nằm trong lòng hồ thuỷ điện ĐN3) lập họ đạo, xây dựng nhà thờ, trường học, trạm y tế.. mang luồng gió mới thổi vào đời sống đa thần, hoang dã những giá trị nhân bản cốt lõi của đức tin Kitô giáo. Tuy nhiên do chiến tranh, vùng giáp ranh này không an ninh, nên Cha Moriseau cùng các nữ tu dòng Saint Paul Sài gòn đã di dời cơ sở này về Gia Nghĩa vào tháng 6/1965. Năm 1954 đến 1960 chính quyền Sài Gòn lập các dinh điền, tiếp nhận dân di cư từ các nơi lên lập nghiệp khắp Tây nguyên; dòng người di cư đến vùng Gia Nghĩa có nhiều giáo dân công giáo đã nhanh chóng tập hợp thành họ đạo, dựng nhà thờ tạm làm nơi thờ phượng với sự chăm sóc của Cha Thể.

B. GIAI ĐON HÌNH THÀNH.

– Năm 1959 Chính quyền VNCH thành lập tỉnh Quảng Đức. Cùng năm này, Toà Giám mục KonTum chính thức thành lập GX. Gia Nghĩa. Năm 1960 sát nhập vào GP Đà Lạt; lấy ngày 15/8 lễ Đức Mẹ Lên Trời làm bổn mạng GX. Lúc này GX đã có 1800 giáo dân,trong đó 1400 giáo dân là người bản địa. Cha xứ tiên khởi là Giuse Nguyễn Văn Mạnh. Nhà thờ, nhà xứ, hội trường, trường học của GX tại trung tâm Gia Nghĩa trên diện tích hơn 3,2ha.(Nay là khuôn viên trường PTTH Chu văn An ).

Ngày 22/6/1967 Tòa Thánh thiết lập GP. Ban Mê Thuột bao gồm 3 tỉnh Đắk Lắc – Quảng Đức – Phước Long; GX Gia Nghĩa trực thuộc GP Ban Mê Thuột. Sau đó Giáo xứ Gia Nghĩa đã hình thành thêm 05 nhà thờ giáo họ, bao gồm:1/ Họ Nghi Xuân (Trường Xuân-Đắk Song); 2/ Họ Nghĩa Bình (P Nghĩa Thành-Gia Nghĩa);3/ Họ Nhân Cơ (Nhân Cơ – Đăk Rlâp); 4/ Họ Sùng Đức (trước 72 ở Doãn Văn-Kiến Đức, sau chuyển vể Nghĩa Phú Gia Nghĩa ngày nay); 5/ Họ Nhân Đạo (Đạo Nghĩa-Đắk Rlấp).Bán kính mục vụ thuộc GX lúc này bình quân khoảng 30km, bao quát một vùng rộng khoảng 3000km2.

– Ngày 21/7/1970 linh mục Giuse Nguyễn Văn Mạnh tạ thế, sau 12 năm quản xứ Gia Nghĩa.

– Tháng 9-1970 Cha Phanxico Savie Nguyễn Đức Hạnh làm quản xứ Gia Nghĩa đến tháng 3/1975.

– Năm 1971 GX xây dựng trường tiểu học Hoà Bình diện tích khoảng 300m2 cách ranh giới nhà xứ khoảng 40m về hướng Nam trên diện tích khoảng 2500m2

– Từ năm 1966 đến tháng 2/1975 tại Gia Nghĩa hình thành thêm 02 nhà nguyện: 1/ Nhà thờ “Tuyên Uý công giáo” có 2 kỳ nhiệm sở do cố linh mục Giuse Đỗ Văn Tháp (1966-1971) và  linh mục Giuse Trần Mạnh Cường (1972 – 1975) phụ trách; nay là khu đất bên đường 23/3 đối diện UBND tỉnh Đăk Nông cũ. 2/ Nhà thờ “Trung tâm Thượng” do Linh mục Jean Moriseau cùng các nữ tu dòng Saint-Paul Sài Gòn di chuyển cơ sở từ Đăk Plao về Gia Nghĩa, trên mảnh đất 2ha, xây dựng được nhà thờ gỗ 350m2, nhà xứ bằng gỗ 200m2, rạm xá 200m2, trường cấp I diện tích 300m2. Đây là nơi sinh hoạt chính của giáo dân Bon BuKol và Bon BiNao (xưa thuộc xã Bích Khê, huyện Khiêm Đức cũ ) – nay là khu BV cũ của tỉnh Đăk Nông.

C. GIAI ĐOẠN THÁNG 3/1975 ĐẾN THÁNG 11/1991

– Trung tuần tháng 3/1975 chiến sự ác liệt, dân sơ tán khỏi Quảng Đức. Ngày 30/4/1975 cuộc chiến kết thúc, phần lớn giáo dân về lại GX Gia Nghĩa.Lúc này nhà thờ xứ đã bị cháy rụi, cha quản xứ về lại TGM. Các linh mục tuyên úy đi học tập cải tạo. Cha Jean Moriseau bị trục xuất khỏi Việt Nam. Tỉnh Quảng Đức nhập thành huyện Đăk Nông của tỉnh ĐăkLăk.Tháng 5/1975 TGM cử cha Micae Trần Kim Chinh làm quản xứ Gia Nghĩa nhưng chính quyền không chấp nhận. Từ tháng 4/1975 đến tháng 2/1977 vào các buổi sáng Chúa Nhật một số giáo dân vẫn đến nhà xứ đọc kinh. Tháng 3/1977 dãy nhà xứ bị cháy vào đêm khuya làm chết bà Maria Trịnh Thị Vui (người trông giữ khu đất của GX), từ đó mọi sinh hoạt tôn giáo của giáo dân không được công khai nữa. Sau đó chính quyền trưng thu toàn bộ đất đai của giáo xứ, giáo họ, trường học, trạm xá và các cơ sở khác thuộc Giáo Hội đang quản lý.

D. GIAI ĐOẠN THÁNG 12 /1991 ĐẾN NĂM 2004

– Ngày 25/12/1991 chính quyền đã đồng ý cho linh mục đến cử hành thánh lễ Giáng sinh tại Gia Nghĩa sau 16 năm bị gián đoạn. 

– Năm 1992 đến năm 2004, các linh mục được đến dâng lễ và ban Bí Tích vào dịp lễ trọng trong năm. GX phải mượn nhà, sân vườn của giáo dân làm nơi sinh hoạt cho cộng đoàn GX.

Giáo dân đã nhiều lần làm đơn xin lại khu đất của nhà thờ GX. Gia Nghĩa cũ nhưng chính quyền không chấp thuận. Thời kỳ này, Đức cha GP và quý cha quản hạt đặc biệt quan tâm, thường xuyên gửi các LM đến giúp đỡ, hướng dẫn và lo việc mục vụ cho GX qua từng giai đoạn như sau:

– Từ năm 1992-1994: Cố linh mục quản hạt cha Phaolo Lê Thăng Thiên – Linh mục Isodoro Lê Hướng và cha quản hạt Anre Trần Xuân Cương. 

.- Từ năm 1995-2003: Cha Đaminh Phạm Sĩ Hiện.

.- Năm 2004 Cha Giuse Nguyễn Văn Khánh. 

–  háng 02/2004 thống kê sơ bộ GX đã có 8.500 người. Trong đó 7.450 Giáo dân người thiểu số.

– Ngày 12/5/2003 sau nhiều năm chờ đợi, chính quyền  đã đồng ý để giáo dân mua 10.000 m2 đất xây dựng nhà thờ.

E. GIAI ĐON T NĂM 2004 ĐN NAY

– Ngày 01/01/2004 tỉnh Đăk Nông được thành lập tách từ 1 phần tỉnh Đắc lắc. Lm Giuse Nguyễn Văn Khánh quản nhiệm GX. Gia Nghĩa. Ngày 10/3/2004 giáo dân dựng nhà thờ gỗ 500m2 và khu phụ trợ trên mảnh đất đã mua. Thánh lễ Phục sinh đầu tiên được cử hành tại nhà thờ tạm này. Và ngày 27/7/2004 Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Tích Đức cử hành Thánh Lễ Ban Phép Thêm Sức cho 1.200 người. Cuối năm 2004 GX Nhân Cơ được thiết lập và có cha xứ, không còn trực thuộc Gia Nghĩa.

– Ngày 14/02/ 2005 cha Giuse Nguyễn Văn Khánh chính thức làm quản xứ GN.

– Từ năm 2007-2008 các giáo họ mới đươc thành lập trực thuộc GX Gia Nghĩa: 1/ Giáo họ Quảng Phúc (nay là giáo xứ Quảng Phúc); 2/ Giáo họ Thiên Phước (nay là giáo xứ Thiên Phước) thuộc xã Quảng Sơn, huyện Đăk Glong; 3/ Giáo họ Trường Xuân, thuộc xã Trường Xuân, huyện ĐăkSong; 4/ Giáo họ Tân Hòa, thuộc xã ĐăkrMoan, thị xã Gia Nghĩa; 5/ Giáo họ ĐăkNia, thuộc xã ĐăkNia, thị xã Gia Nghĩa.

– Tháng 7/2007 Linh mục Giuse Vũ Ngọc Nguyên được bổ nhiệm làm phó xứ Gia Nghĩa. Sau đó năm 2009 Cha Giuse Vũ Ngọc Nguyên quản xứ GX Quảng Phúc.

– Ngày 12/12/2007 Thánh lễ đặt viên đá xây dựng nhà thờ mới đo Đức cha giám quản Phao Lô Nguyễn Văn Hòa chủ sự. Năm 2007 TGM quyết định thành lập GX Quảng Phúc tách từ các GH thuộc GX Gia Nghĩa.

– Tháng 3/2012 cha Antôn Nguyễn Văn Huynh được bổ nhiệm phó xứ Gia Nghĩa, quản nhiệm giáo họ Thiên Phước đến năm 2015.

– Tháng 5/2013 cha Phêrô Nguyễn Minh Hiển được bổ nhiệm phó xứ đến năm 2014 chuyển vào Quảng Phúc.

– Nhà thờ mới của GX được xây dựng với diện tích sử dụng 1.700m2 hoàn thành vào năm 2011. Lễ khánh thành vào ngày 08/5//2013 sau khi có đường đi lại thuận lợi.

– Ngày 28-29/9/2013 khoảng 15.000 giáo dân hạt GN được vinh dự đón tiếp Đức TGM Leopoldo Girelli đại diện Tòa Thánh và ĐCGP Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản đến thăm mục vụ.

– Ngày16/4/2014 Đức GMGP Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản cử hành thánh lễ đồng tế làm phép dầu tại Gia Nghĩa. Đây là cũng lần đầu tiên phần lớn các tín hữu trong GX và trong giáo hạt mới được cơ hội tham dự Thánh Lễ làm phép dầu.

– Tháng 9/2014 Cha Phaolô Mai Văn Nam được bổ nhiệm làm phó xứ đến 2017 được chuyển về giáo xứ Phúc Lộc.

– Năm 2014 GX đã mua được lô đất rộng 4 hecta tại thôn 4, xã Đăk Nia, để làm Nghĩa trang. Lô đất này đã được tỉnh có chủ trương cho cấp phép xây dựng Nghĩa trang Công Giáo.

– Tháng 7/2017 Cha An tôn Dương Văn Thảo được bổ nhiệm phó xứ GX Gia Nghĩa.

– Tháng 1/2018 Cha Giuse Nguyễn Văn Khánh thuyên chuyển về quản xứ GX Hoà An và Cha An tôn Hồ Quang Hải về quản xứ GX Gia Nghĩa.

– Tháng 6/2018 Cha Giuse Nguyễn Quý Hồng được bổ nhiệm phó xứ GX Gia Nghĩa.

– Tháng 12/2018 Cha Maximliano Maria Nguyễn Thế Hưng được bổ nhiệm phó xứ GX Gia Nghĩa.

Tóm tt thông tin chung GX Gia Nghĩa hin nay:

– Quy mô GX : Tổng số giáo dân xấp xỉ 8.000 người, trong đó có 3.100 giáo dân người sắc tộc. Có 3 giáo họ biệt lập là Trường xuân ( 2.613 giáo dân ); Tân Hoà ( 800 giáo dân); Đăk Nia ( 1.857 giáo dân ); Gia Nghĩa (2.730 giáo dân ) với 3 giáo điểm Cầu Gãy, Cây Xoài, Hố Kè và 9 Giáo khu ( 1-9 ) trong khu vực thị xã Gia Nghĩa. Bán kính mục vụ bình quân 15km trên địa bàn 700km2. Gần đây giáo điểm Cây Xoài đã được Đức GMGP quyết định nâng lên thành GH, tên gọi GH. Đồng Tiến với sự chấp thuận của chính quyền sở tại.

– Cơ cấu tổ chức hiện nay: Đứng đầu là Linh mục quản xứ Cha Antôn Hồ Quang Hải và 3 cha phó: Cha An tôn Dương Văn Thảo, Cha Giuse Nguyễn Quý Hồng, Cha Maximliano Maria Nguyễn Thế Hưng. Cộng tác với Cha chủ chăn có HĐGX với BTV gồm 6 người, 12 BHG của 9 giáo khu, 3 giáo điểm, Trưởng các ban chuyên môn như: Ban Phụng vụ, Giáo lý Đức tin, Loan báo tin mừng, Giới trẻ; trưởng các hội như: Hội Hiền mẫu, hội gia trưởng, hội Légio, hội kim nhạc, 5 hội hát, hội các thầy cô công giáo.

– Cộng đoàn các Soeurs dòng Nữ Vương Hoà Bình: Có 4 cộng đoàn các Soeurs tại GX Gia Nghĩa; GH Trường Xuân, Tân Hoà, ĐăkNia.

Cơ s vt cht, tài sn hin có:

+ Về đất đai: Năm 2003 Giáo xứ mua 1 ha đất đồi Đăk Nur và làm nhà thờ tại đây. Đến năm 2007 Nhà nước giao 12.972 m2 đất và cấp phép xây dựng nhà thờ mới tại vị trí hiện hữu;sau đó năm 2008 lại có văn bản điều chỉnh quy hoạch đất giáo xứ còn 10.000m2, vị trí đất dịch chuyển tịnh tiến về phía tây, tây nam giáp đường lên CA phường Nghĩa Đức và giáp đường Nơ Trang Lơng. Nhưng có khoảng gần 3000m2 còn dân ở, vì vậy giáo xứ vẫn quản lý sử dụng diện tích đất đã bàn giao năm 2007 trước đây ( Mặt bằng hiện hữu ). Đất này chưa được cấp giấy CNQSDĐ.

Ti Th xã Gia Nghĩa: + Nhà thờ Gia Nghĩa diện tích nền 1280m2, khoảng 1000 chỗ ngồi. Diện tích sử dụng 1700m2.

+ Nhà xứ: Bán kiên cố, tại nhà thờ gỗ cũ.

+ Phòng học giáo lý: 2 phòng diện tích 100 m2 mới xây năm 2018. Các công trình phụ trợ như: Nhà xứ, nhà giáo lý, văn phòng HĐGX và phòng Giáo lý Đức tin, khu vệ sinh, các tượng đài, sân bãi, giao thông nội bộ, tường rào.. chưa thực hiện được do diện tích đất eo hẹp và đất chưa có GCNQSDĐ.

+ Đất thánh: Hơn 4 ha đã mua lại của dân được Nhà nước chấp thuận cho xây dựng nghĩa trang. Hiện các tín hữu qua đời được chôn cất tại đây.

Ti các giáo h, giáo đim: Đã có cơ sở như nhà thờ, nhà xứ…tạm dùng cho các sinh hoạt phụng tự, mục vụ tại chỗ./.

BTT GX

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *